Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 12 / Có người cho rằng sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đoạ tâm hồn. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Có thể rút ra bài học gì cho bản thân?

Có người cho rằng sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đoạ tâm hồn. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Có thể rút ra bài học gì cho bản thân?

Có người cho rằng sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đoạ tâm hồn. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Có thể rút ra bài học gì cho bản thân?

1.  Mở bài

–   Một câu châm ngôn phương Tây từng nhắc nhờ ta: “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc’’

–   Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, một số người vẫn mưu cầu sung sướng, hạnh phúc bằng cách làm bất cứ hành động nào bất chấp thủ đoạn, để kiếm thật nhiều tiền. Họ cho rằng có tiền sẽ có được mọi thứ, kể cả hạnh phúc, mà không ý thức được rằng sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đấy họ vào cho sa đoạ tâm hồn.

2.  Thân bài

a)  Giải thích

–   Từ xưa, con người đã nhận rõ giá trị vạn năng của đồng tiền. Có tiền là có thểchiếm hữu mọi thứ tài sản, quyền thế, địa vị, nhất là trong xã hội có giai cấp. Tiền bạc làm thoả mãn lòng ham muốn của con người: Có tiền mua tiên cũng được.

–   Cuộc sống hiện tại đặt ra nhiều nhu cầu cá nhân cho con người. Cho nên, thay vì nhận thức đúng đắn giá trị của tiền bạc, một số người cho rằng phải kiếm thật nhiều tiền để thoả mãn mọi tiện nghi đời sống vật chất. Do quan niệm sai lầm đó về hạnh phúc, họ sinh lòng ham muốn vô độ về tiền bạc.

Xem thêm:  Đề Nghị luận xã hội: Giá trị của học thức

–   Sự thèm muốn vô độ đó sẽ đẩy con người vào chỗ sa đoạ tâm hồn.

+ Bị tiền bạc ám ảnh, người ta phải tiêu phí quá đáng công sức, thì giờ, quay cuồng đầu óc về chuyện kiếm tiền. Sự ham muốn ích kỉ nào cũng làm cho người ta khổ sở, nhất là sự ham muốn vô độ.

+ Tiền bạc có thể làm cho con người dễ tráo trở:

Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,

Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.

             (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

Quên cả nhân nghĩa:

Tiền tài hai chữ, son khuyên ngược

Nhân nghĩa đôi đường, nước chảy xuôi.

             (Nguyễn Công Trứ)

Đôi khi trở nên tàn nhẫn, độc ác:

Một ngày lạ thói sai nha,

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền

              (Truyện Kiều).

b)  Bài học

b1. Cần nhận thức đúng đắn về giá trị đồng tiền

–   Tiền bạc chỉcó giá trị như một phương tiện đảm bảo cuộc sống của ta được ấm no, hạnh phúc.

–   Đừng để tiền bạc trở thành ông chủ sai khiến ta làm chuyện bất nhân hại người, dày vò áp bức ta, biển ta thành một tên nô lệ.

b2. Cần quan niệm đúng đắn về hạnh phúc và cuộc sống

–   Hạnh phúc không phải là sự thoả mãn mọi ham muốn cá nhân một cách ích kỉ. Hạnh phúc chính là sự thoả mãn lâu dài những ước mơ, lí tưởng cao đẹp về cuộc sống hạnh phúc của ta và mọi người xung quanh, của đồng bào ta.

Xem thêm:  Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo

–   Con người, ngoài tài sản vật chất do lao động chân chính tạo ra, còn có những bảo vật tinh thần: một tâm hồn trong sáng, một nhân cách thanh cao, niềm say mê lao động phục vụ xã hội, đất nước… Những thứ này không thể nào mua được bằng tiền bạc.

3.  Kết bài

–   Khẳng định giá trị câu nói đề bài

–   Vận dụng bài học vào cuộc sống 

Check Also

dd926f3ede44a75eb0c4e08157ef0d17 310x165 - Nêu tư tưởng nhân văn cao đẹp trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Nêu tư tưởng nhân văn cao đẹp trong đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt

Đề bài: Nêu tư tưởng nhân văn cao đẹp trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *