Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 10 / Nụ cười hài hước trong bài ca dao: “Chàng dẫn thế em lấy làm sang … Để cho con lợn, con gà nó ăn”

Nụ cười hài hước trong bài ca dao: “Chàng dẫn thế em lấy làm sang … Để cho con lợn, con gà nó ăn”

Nụ cười hài hước trong bài ca dao:

Chàng dẫn thế, em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn…

Ta đang chứng kiến một cuộc đối đáp hết sức thú vị giữa những kì phùng địch thủ. Chả có ai nhận lầm về nhau trong cuộc chơi này. Có gái – người đưa ra vế đáp-không đặt mục tiêu "phản pháo" chàng trai như trong trường hợp của mộ sốbài ca dao khác vốn chứa đựng ý châm chọc và khích bác. Cô đã chấp nhận lời nói khoác của chàng trai như một phần tất yếu của cuộc chơi, để rồi tiếp tục thúc đẩy tinh thần hài hước của nó phát triển trong lời đáp lại. Đừng tưởng qua hai dòng đầu của vế đáp, cô gái chỉ hiện lên như một con người dịu dàng, đúng mực và khiêm nhường. Những phẩm chất đó có thể vốn có ở cô, nhưng trong tình huống này, nó đang bị lấn át bởi một phẩm chất khác tạm gọi là "bản lĩnh". Biết chàng nói khoác mà vẫn trả lời bằng giọng nhẹ như không – đó chẳng phải là bằng chứng cho thấy cô cũng là kẻ rất biết đùa hay sao? Nhưng cái đùa của cô mang một vẻ tinh tế rất riêng và cũng rất phụ nữ. Điều quan trọng khác là cô thấy mình không thể làm tổn thương chàng trai về chuyện chàng nghèo. Chàng trai đã đùa cho vui, nhưng như trên đã nói, đùa có thể còn là một cách đậy kín nỗi buồn thân phận. Cô gái hiểu điều đó cho nên khi buông lời đùa lại, cô vẫn khéo léo gài vào một niềm cảm thông nếu được nói thẳng ra bằng giọng nghiêm trang, thật thà vẫn có thể gây nên chút tự ái ở chàng trai, và hơn nữa, nó sẽ phá hỏng quy ước của cuộc chơi. Cô gái lại cũng ý thức được điều này nên đã khỏa lấp ý tính của mình bằng cách nêu một sự kiện phi lí: "Người ta thách lợn, thách gà – Nhà em thách cưới một nhà khoai lang". Một tương quan so sánh quá chênh lệch có thể khiến người nghe phì cười! Một củ khoai lang hay cả một nhà khoai lang thì cũng thế. Nói ra cho nhiều nhưng giá trị của vật phẩm không vì thế mà được nhìn nhận khác đi. Theo nhận thức bình thường, khoai lang dù là một trong những loại lương thực chính của người bình dân, nhưng với tư cách là đồ thách cưới, nó quá tầm thường, bé mọn. Tiếng cười đã nổ ran ran chung quanh làm tăng ý vị của cuộc đối đáp. Chàng trai có thể cũng cười, nhưng trong lòng, chàng hẳn phải xúc động. Chàng đã nhận ra sự cảm thông từ phía cô gái. Tuy thế, sự giao cảm vẫn là chuyện riêng, kín đáo của hai người, còn trước mắt thiên hạ, họ vẫn cứ phải đẩy tiếng cười đi đến tận cùng lô-gích của nó. Toàn bộ sự phân loại (khoai lang) và dự tính (mời những ai, mời gì) của cô gái đã chứng minh "nội dung" thách cưới chỉ cần tới khoai lang không phải là chuyện "hoang đường" như ai đó có thể nghĩ. Với khoai lang, người ta vẫn chu tất được với mọi đối tượng, từ làng xóm đến họ hàng, từ người lớn đến trẻ nhỏ, từ con người nói chung đến những giống gia súc, gia cầm quen thuộc. Nguời ta thường bảo nói láo có sách là như thế. Cô gái cũng như chàng trai, quả là thuộc lòng thứ sách dạy nghề này.

Xem thêm:  Sách Lịch sử văn học Việt Nam tập 3, viết về “Truyện Kiều” như sau: “Nguyễn Du đã vạch ra cho mọi người thấy những thủ phạm hung ác của cuộc đời nhưng liền sau đó, ông lại lấy số kiếp, nghiệp chướng để che lấp tội ác của chúng”. Hãy giải thích ý kiến trên

Nếu chú ý hơn một chút, ta sẽ còn nhận ra một điều hơi lạ: lời đáp của cô gái dài hơn lời "đối" của chàng trai và ở nữa sau lời cô nói, ý đùa cợt đã nhạt đi đến mức nó gần như thành lời giãi bày tâm tình rất mực trung hậu. Thì ra thế, sau những sự bông đùa, khoác lác cho vui, cái còn đọng lại là tình người. Rõ ràng, toàn bộ bài ca dao là tiếng nói hài hước của những con người lạc quan, yêu đời, sống giàu tình nghĩa.

Check Also

hoaphuong 27 310x165 - Đoạn trường tân thanh là gì?Ý nghĩa tên gọi Truyện Kiều- Nguyễn Du

Đoạn trường tân thanh là gì?Ý nghĩa tên gọi Truyện Kiều- Nguyễn Du

Đoạn trường tân thanh là gì?Ý nghĩa tên gọi Truyện Kiều- Nguyễn Du Hướng dẫn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *