Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 10 / Phân tích đoạn thơ sau nói về nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ. “Há như ai hồn say bóng lẫn, Bỗng thơ thơ, thổn thẩn như không…”

Phân tích đoạn thơ sau nói về nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ. “Há như ai hồn say bóng lẫn, Bỗng thơ thơ, thổn thẩn như không…”

Phân tích đoạn thơ sau nói về nỗi cô đơn buồn khổ của người chinh phụ.

"Há như ai hồn say bónglẫn,

Bỗng thơ thơ, thổn thẩn như không

Trâm cài, xiêm giắt thẹn thùng,

Lệch làn tóc rối, lỏngvòng lưng eo.

Dạo hiên vắng, thầm gieo từngbước,

Ngồi rèm thưa, rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm, thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng.

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mủ thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương.

Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵngnhư niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.

Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,

Gương gượngsoi, lệ lại chứa chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,

Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.

(Trích "Chinh phụ ngâm")

Bài làm

"Chinh phụ ngâm ” có nhiều đoạn thơ diễn tả nỗi cô đơn, sầu muộn, buồn khổ của người chinh phụ. Đây là một đoạn thơ thể hiện tâm trạng ấy của người phụ nữ đáng thương thời chiến tranh, loạn lạc:

"Há như ai hồn say bóng lẫn,

…,phím loan ngại chùng''.

Người chồng ra trận mãi chưa về, đã 3, 4 năm “cách diễn ” trên chốn sa trường, chàng phải "gối đất nằm sương". Một cánh thư, một tin nhạn mỏi mòn chờ mong. Người vợ trẻ trải qua những năm dài cô đơn, sầu muộn. Có lúc như người mất hồn bơ vơ "thơ thơ thẩn thẩn ”, “thẩn thẩn như không.”Con người trở nên trễ tràng. Trước đây thì son phấn điểm trang, bây giờ thì trở nên lôi thôi, tiều tụy:

Xem thêm:  Soạn bài Ôn tập truyện kí Việt Nam chương trình Lớp 8

“Trâm cài, xiêm giắt thẹn thùng,

Lệchlàn tóc rối, lỏng vòng lưng eo

Trâm, xiêm, làn tóc, lưng eo… vốn là vẻ đẹp của người phụ nữ, của người con gái, nhưng giờ đây thì trở nên “thẹn thùng”. Làn tóc thì "rối" và “lệch ”, lưng eo thì “lỏngvòng’’. Quá chán ngán, người chinh phụ cảm thấy cuộc đời mình, cuộc sống của mình không còn ý vị, ý nghĩa nữa.

Ngôi nhà, phòng khuê giờ đây trở nên tối tăm, chật chội. Có "dạo hiên vắng” thì chỉ nghe “thầm” từng bước chân mình. Có “ngồi rèm thưa”lúc buông xuống, lúc cuốn lên, cũng chỉlặng lẽ một thân một mình, cô đơn lẻ bóng. Chỉ còn một mình một bóng giữa đêm khuya. Đã lâu rồi "thước chẳng mách tin”, không một lá thư, không một người thân qua lại:

‘‘Ngoài rèm, thước chẳng mách tin,

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng.”

Chim thước và bóng đèn được nhân hoá đã làm nổi bật cảnh vắng vẻ của ngôi nhà, nỗi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ. Nàng ngồi lặng lẽ một mình trong phòng khuê, và chỉ còn biết hỏi bóng đèn, tâm sự cùng bóng đèn, thì nỗi buồn cô đơn không thể nào kể xiết. Thương hoa đèn rồi tự thương lòng mình “bithiết”:

“Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương ”.

Xem thêm:  Hót hòn họt những lời Phật dạy hay nhất mà bạn không nên bỏ lỡ

Chẳng có ai, chẳng biết cùng ai để giãi bày tâm sự. Chinh phụ thao thức suốt đêm. Lắng nghe tiếng gà “eo óc ” gáy trong sương cùng tiếng trống canh năm. Bốn bên chỉ nhìn thấy bóng hòe “phất phơ”. Từng khắc, từng giờ dài thêm ra “đằng đẵng như niên”.Mối sầu thì dài thêm “dằng dặc tựa miền biển xa”.

"Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”.

Các từ láy (eo óc, phất phơ, đằngđẵng, dằngdặc) có giá trị gợi tả cảnh vật, thời gian, làm tăng sự biểu cảm nỗi cô đơn và tâm trạng thao thức của người chinh phụ. Hai so sánh về thời gian “đằng đẵng như niên ”, "dằng dặc tựu miền biển xa" đã cực tả nỗi buồn lê thê suốt đêm ngày, đúng là "ba thu dọn lại một ngày dài ghê!" (Truyện Kiều).

Sầu tủi, buồn chán rồi e ngại và lo sợ, "gượng” đốt hương, "gượng” soi gương, rồi "gượng” gảy đàn. Buồn chán ngán và mỏi mệt. Nước mắt “chứa chan” thấm đầy gối, tràn đầy mi. Các từ ngữ: "kinh ”, “ngại", cùng điệp ngữ “gượng " đã cực tả nỗi buồn chán ngán, đau khổ, lo sợ của nàng chinh phụ. Tâm hồn thì “mê mải” chân tay thì rụng rời:

‘‘Hương gượng đốt, hồn đà mê mải,

Gương gượng soi, lệ lại chứa chan.

Sắt cầm gượng gảy ngón dàn,

Dây uyên kinh dứt, phím loan ngại ngùng”

Nhạc điệu vần thơ song thất lục bát réo rắt, triền miên như nỗi buồn cô đơn da diết, dằng dặc, đằng đẵng trong lòng người chinh phụ. Các từ láy, các so sánh được sử dụng tài tình để khắc hoạ nội tâm nàng chinh phụ. Lời thơ đẹp, ngôn ngữ trau chuốt. Ngoại cảnh như thấm nỗi buồn cô đơn, đau khổ của lòng người.

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.

Chiến tranh phong kiến đã “dãi thây trăm họ nên công một người”. Trên chiến địa thì "hồn tử sĩ gió ù ù thổi”… Ởmọi chốn làng quê, những người mẹ già, người vợ trẻ đã lo lắng, chờ mong. Đoạn thơ giàu giá trị nhân đạo đã nói lên cái giá nặng nề mà người chinh phụ phải trả. Vì thế đoạn thơ mang ý nghĩa tố cáo cuộc chiến tranh phi nghĩa vô nghĩa đã gây ra bao đau khổ cho nhân dân.

Check Also

nu sinh d20181115 040205 310x165 - Đoạn trường tân thanh là gì?Ý nghĩa tên gọi Truyện Kiều- Nguyễn Du

Đoạn trường tân thanh là gì?Ý nghĩa tên gọi Truyện Kiều- Nguyễn Du

Đoạn trường tân thanh là gì?Ý nghĩa tên gọi Truyện Kiều- Nguyễn Du Hướng dẫn …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *