Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 11 / Phân tích mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý và đời sống của nhân dân lao động qua Vĩnh biệt cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).

Phân tích mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý và đời sống của nhân dân lao động qua Vĩnh biệt cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).

Phân tích mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý và đời sống của nhân dân lao động qua Vĩnh biệt cửu Trùng Đài (trích vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng).

1.  Mở bài

–   Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

–   Giới thiệu mâu thuẫn được nêu trong đề bài.

2.  Thân bài

a)  Giới thiệu hai mâu thuẫn của vở kịch Vũ Như Tô

–   Mâu thuẫn giữa đời sống xa hoa, truỵ lạc của bọn tham quan bạo chúa và đời sống cơ cực, thống khổ của nhân dân lao động (nói gọn lại là mâu thuẫn giữa lợi ích của bạo chúa với quyền sống của thường dân), tất yếu sẽ dẫn đến việc dân chúng nổi dậy diệt trừ tên bạo chúa và tất cả những kẻ bị xem là cùng phe cánh của hắn ở hồi cuối của vở kịch.

–   Mâu thuẫn giữa niềm khao khát hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Nói cách khác, đây chính là mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý và đời sống của nhân dân lao động.

b)  Phân tích mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý và đời sống của nhân dân lao động

–   Mâu thuẫn này xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện sáng tạo, không thể thi thố tài năng. Anh ta từng ấp ủ kì vọng đua tài cùng Thượng đế ("tranh tinh xảo với hoá công"); luôn tự tin rằng mình đủ sức xây một công trình thậm chí còn nguy nga, hoành tráng gấp nhiều lần mọi kì quan mà mình đã thấy tận mắt (ở Trung Quốc, Chiêm Thành, Ấn Độ,…) nhưng trên thực tế lại vẫn chỉ là một thợ thủ công vô danh tiểu tốt! Vì thế, khi biết rằng có thể mượn tay bạo chúa Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão của mình thì anh ta sẵn sàng bất chấp tất cả, kể cả khi phải trả bằng công sức, tiền bạc của nhân dân, bằng mồ hôi, xương máu của những người thợ. Ở niềm khao khát của người nghệ sĩ đắm chìm trong mơ mộng đã đẩy Vũ Như Tô đến vị thế đối nghịch với lợi ích trực tiếp và thiết thực của nhân dân. Lúc đầu không phải không có người trong đám thợ ủng hộ và toàn tâm toàn ý với việc xây dựng đài (và thực ra, từ đầu đến cuối, bên cạnh tham vọng, uy lực của bạo chúa, vãn có nhiều người thành tâm khích lệ Vũ Như Tô xây đài). Nhưng đài càng xây cao thì càng tốn kém nhiều, tổn thất lớn, lại thêm các đại nạn, đại dịch,… thế là dù muốn dù không, Vũ Như Tô đã bất đắc dĩ trở thànhkẻ thù của nhân dân. Cuối vở kịch, người ta không chỉ nguyền rủa tác giả Cửu Trùng Đàinhư nhiều người đã oán trách, nguyền rủa – lời Trịnh Duy Sản, lời những người đào ngũ bị đưa đi hành quyết, lời những người lính nổi loạn trong hồi cuối và cả những lời tế nhị của thị Nhiên, người vợ hiền thục của Vũ Như Tô – mà còn theo lời những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn đốt phá tan tành Cửu Trùng Đài, bắt bớ và trừng phạt tác giả của nó. Đây là lúc mâu thuẫn, xung đột kịch đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Và nếu như trong những hồi đầu, nó chỉ là mâu thuẫn tiềm ẩn, có vẻ mờ nhạt, thấp thoáng đằng sau mâu thuẫn thứ nhất, thì giờ đây, nó hầu như đã hoà nhập làm một với mâu thuẫn thứ nhất. Thậm chí người dân hầu như không mấy quan tâm đến việc trả thù bạo chúa Lê Tương Dực – việc này đã có phe cánh Trịnh Duy Sản đảm nhiệm – mà chỉ chăm chăm truy diệt ("phanh thây") Vũ Như Tô và người cung nữ "đồng bệnh" là Đan Thiềm.

Xem thêm:  Chọn lọc 109 cap hay ngắn về tình yêu ý nghĩa dành tặng lứa đôi

Đau khổ thay cho Đan Thiềm đành phải gác khao khát chính đáng và cao đẹp lại mà khẩn khoản khuyên người nghệ sĩ chạy loạn. Chua xót thay cho Vũ Như Tô tài hoa nhường ấy, tâm huyết, lao lực nhường ấy với Cửu Trùng Đài mà vướng vào vòng tục luỵ, chết đến hai lần: một mạng sống của bản thân và một sinh mạng nghệ thuật của muôn đời, sánh "ngang hàng với hoá công".

–   Trong lời Đề tựa viết một năm sau khi viết xong vở kịch Vũ Như Tô, chính Nguyễn Huy Tưởng đã công khai bày tỏ nỗi băn khoăn của mình: "Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc? […] Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bênh với Đan Thiềm".

Các mâu thuẫn nói chung thường chỉ có thể giải quyết bằng hai cách: hoặc bằng cách triệt tiêu (phủ định dứt khoát hẳn một phía, để thắng lợi cho phía kia), hoặc bằng cách hoà giải (điều hoà, cải biến cả hai phía), Chẳng hạn, với mâu thuẫn thứ nhất, nhân dân nổi dậy giết bạo chúa là xong (triệt tiêu), nhưng mâu thuẫn thứ hai chỉ có thể giải quyết theo cách hoà giải. Thế mà xem ra đã không có một cuộc hoà giải nào (cơ hội duy nhất để hoà giải là Vũ Như Tô phải tạm thời trốn đi, chờ thời nhưng Vũ Như Tô vừa mù quáng vừa cố chấp nên cơ hội này bị bỏ qua). Ở đây, nhân dân còn hồ đồ, mù quáng hơn cả Vũ Như Tô, họ những tưởng đốt xong cửu Trùng Đài là xong xuôi mọi sự. Cửu Trùng Đài bị đốt, nhưng Vũ Như Tô vẫn không hiểu gì và không hề quan tâm đến lợi ích thiết thực của nhân dân. Ông đi ra pháp trường bình thản nhận cái chết, cũng như Đan Thiềm bị cói như một kẻ thù sẽ phải xử giảo, coi như giá trị lớn bị huỷ diệt. Hai giá trị – cái Đẹp và cái Thiện đã không thể điều hoà, chung sống với nhau. Cái Đẹp bị tiêu diệt thì cái Thiện cũng không còn đất sống.

Xem thêm:  Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

–   Mâu thuẫn và tính không dứt khoát trong cách giải quyết mâu thuẫn này được thể hiện tập trung trong hồi cuối của vở kịch. Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, nhân dân trước sau vẫn không hiểu gì về việc sáns; tạo của nghệ sĩ. Trước, họ nguyền rủa việc xây dựng Cửu Trùng Đài; giờ đây, họ hả hê đốt phá. Họ càng không hiểu nổi Đan Thiềm, Vũ Như Tôcũng như "mộng lớn" của hai nhân vật – hiện thân cho Tài – sắc này về phía khác, Đan Thiềm không cứu được Vũ Như Tô bằng lời khuyên của nàng, mặc dù trong mắt Vũ Như Tô, nàng là người tri kỉ, "đồng bệnh", lại là "viên ngọc quý", "trí sáng như vầng nhật nguyệt". Vũ Như Tô vẫn không thể, không bao giờ hiểu được việc làm của quần chúng và của phe cánh nổi loạn. Nếu Vũ Như Tô nghe lời, trốn đi thì có thể mâu thuẫn sẽ được giải quyết theo một hướng khác chăng?

c)  Đánh giá

Thực ra, đây là mâu thuẫn mà có lẽ không bao giờ và không ai giải quyết cho thật dứt khoát, ổn thoả được. Bởi vì nó mang tính phổ quát và mang tầm nhân loại, thực chất là biểu hiện của mâu thuẫn giữa nghệ sĩ và nhân dân, giữa cái Đẹp (thuần tuý, siêu đẳng) và cái Thiện trong một số hoàn cảnh, trường hợp đặc biệt. Cái Đẹp trong trường hợp này là "cái Đẹp cao cả và đẫm máu" (Đỗ Đức Hiểu), hay "cái Đẹp thuần tuý, siêu đẳng" (Phạm Vĩnh Cư). Cái Đẹp ấy đứng trên mọi cái Đẹp và "cái có ích", nó "nhảy múa trên thân hình quằn quại của cái Thiện" (Phạm Vĩnh Cư), nó đứng trên lơi ích trực tiếp, thiết thực, lợi ích trông thấy của đời sống nhân dân, quyền lợi nhân dân. Vũ Như Tô từng nói với Lê Tương Dực: "xây Cửu Trùng Đài, vì hoàng thượng thì ít, mà vì tiện nhân thì nhiều". Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được ổn thoả khi đời sống tinh thần của nhân dân, nhu cầu về cái đẹp được nâng cao lên.

Xem thêm:  Chọn lọc những câu nói hay về thời gian mà bạn không nên bỏ lỡ

3.  Kết bài

Bằng việc xây dựng và giải quyết mâu thuẫn giữa nghệ thuật thuần tuý và đời sống của nhân dân lao động, nhà văn đã cho chúng ta thấy việc giải quyết ổn thoả mâu thuẫn này phải nhờ vào lịch sử và sự giác ngộ của cả nghệ sĩ và nhân dân.

Check Also

anh girl xinh hoc sinh cap 3 rang khenh 310x165 - Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 2

Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 2

Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 2 Hướng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *