Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 6 / Phân tích truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”

Phân tích truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”

Phân tích truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”

Đọc truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”, ta không chỉ được sống lại những năm tháng gian lao và anh dũng của ông cha ta thưở "bình Ngô” mà còn được bồi đắp, nâng cao thêm niềm tự hào dân tộc, được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, văn hóa trên cố đô Thăng Long.

Chàng trai làm nghề đánh cá tên là Lê Thận đã vinh dự được Long Quân trao cho lưỡi gươm báu. Hai lần đầu, Lê Thận chỉ cho đó là “thanh sắt”, một vật tầm thường mắc vào lưới. Mãi đến lẫn thứ ba anh đưa thanh sắt lại cạnh mồi lửa nhìn xem, rồi ngạc nhiên sung sướng reo lên: "Ha ha! Một lưỡi gươm!"Thanh sắt ấy, lưỡi gươm ấy như biết “bơi” trên sông, vì thế Lê Thận dù đã thay đổi nơi thả lưới ở ba khúc sông khác nhau mà “báu vật” vẫn tìm đến với anh. Chi tiết ấy gợi lên màu sắc li kì, linh nghiệm.

Lê Lợi và mấy người tuỳ tùng đến nhà Thận đã bất ngờ thấy thanh sắt “sáng rực lên” trong túp lều tối om. Khi Lê Lợi cầm lên xem và thấy hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm, nhưng mọi người vẫn không biết đó là báu vật. Hình như Long Quân vẫn còn thử lòng người!

Chỉ đến khi bọn giặc Minh truy đuổi vô cùng nguy nan, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn đa, trèo lên lấy xuống mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Ba ngày sau đem tra gươm vào chuôi thì “vừa như in”.

Xem thêm:  Một đêm giữa tháng trăng sáng vằng vặc. Hãy tả lại đêm trăng đó

Được gươm thần, các nghĩa sĩ Lam Sơn có thêm niềm tin và sức mạnh chiến đấu. Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm báu cho chủ tướng Lê Lợi vang lên như một lời thề:

"Đây là Trời có ý phó thác cho mình công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!”.

Long Quân trao gươm báu cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi đã làm nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay chủ tướng, lưỡi gươm thần tung hoành khắp các trận địa, quân Minh bị đánh tan tác, bạt vía kinh hồn. Nghĩa quân càng đánh càng mạnh, càng thắng to. Lưỡi gươm thần như đã đem đến cho họ một sức mạnh vô cùng to lớn, xốc tới, đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước ta.

Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn sau mười năm gian lao và anh dũng chiến đấu, với lưỡi gươm thần Long Quân trao cho đã hoàn thành sự nghiệp cao cả mà Trời đã phó thác.

Phần cuối truyền thuyết kể lại chuyện Long Quân sai Rùa Vàng bơi theo thuyền ngự của Lê Lợi trên hồ Tả Vọng để đòi lại thanh gươm thần. Chi tiết Rùa Vàng cất tiếng nói và há miệng đớp lấy thanh Gươm rồi lại lặn sâu dưới nước; dưới mặt hồ xanh còn “sáng le lói”, đã tạo nên màu sắc thần kì thiêng liêng của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”. Ánh sáng le lói ấy là ánh sáng của lưỡi gươm thần, và đó cũng là ánh sáng của hồn thiêng sông núi, là hào khí Đại Việt rực sáng đến muôn đời.

Xem thêm:  Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng Chí

Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”vừa giải thích tên hồ Tả Vọng – Hồ Hoàn Kiếm, một cảnh quan, một di tích lịch sử, văn hoá của cố đô Thằng Long, vừa chỉ rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một sự nghiệp cao cả, chính nghĩa thuận theo ý Trời (Thuận Thiên) nên đã toàn thắng. Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc; giặc nước đuổi xong rồi. Lê Lợi lại trả gươm thần cho Long Quân. Chi tiết ấy đã thể hiện một cách tuyệt đẹp lòng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. “Sự tích Hồ Gươm” là một huyền thoại khơi gợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho mỗi chúng ta.

Check Also

7142 1494911290049 1014 310x165 - Tả một phiên chợ Tết quê em

Tả một phiên chợ Tết quê em

Tả một phiên chợ Tết quê em – Bài làm 1 Năm nào cũng thế, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *