Home / Ngữ văn / Soạn bài Hai cây phong Văn 8 ngắn gọn

Soạn bài Hai cây phong Văn 8 ngắn gọn

Soạn bài Hai cây phong Văn 8 ngắn gọn

Hướng dẫn

Soạn văn bài Hai cây phong – câu chuyện nói về biểu tượng tình yêu quê hương luôn gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ của người họa sĩ sống tại ngôi làng ku-ku-rêu. Hai cây phong tác phẩm hay và thú vị, các em theo dõi bên dưới để chuẩn bị bài soạn.

Câu 1

Căn cứ đại từ nhân xưng trong bài (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, có thể thấy câu chuyện có hai mạch kể lồng vào nhau:

– Trong mạch kể xưng “tôi” là người kể chuyện, người ấy giới thiệu mình là họa sĩ. Người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp, nhưng không phải bao giờ người kể chuyện là tác giả.

– Trong mạch kể xưng “chúng tôi” nhưng lại nhân danh là “cả bọn con trai”, hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.

Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau. Tuy nhiên “tôi” có ở cả hai mạch kể, qua đó có thể rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” trong văn bản cần thiết hơn.

Câu 2

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi “, đoạn người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất chính là đoạn:

Đoạn dưới nói đến “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao. => Đoạn này làm cho bọn trẻ ngất ngây.

Xem thêm:  Dàn ý tả quang cảnh phiên chợ Tết theo tưởng tượng của em (Lớp 6)

Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè. => đoạn này dù kể về kỷ niệm tuổi thơ nhưng không ấn tượng bằng đoạn sau.

Câu 3

Trong mạch kể chuyện, hai cây phong gây xúc động bởi nhiều yếu tốkhác nhau. Tác giả phác thảo của một họa sĩ với các “mắt mấu”, “các cành cao ngất”,…. Tạo ra bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trước mắt “chân trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoàng vũ” “dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc”, làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh này hai cây phong được tả bằng trí tượng trượng và tâm hồn của chính người nghệ sĩ nên nó trở nên sống động như hai con người và cũng được kể lại qua cảm nhận của đứa con quê hương, bởi vậy hình ảnh hai cây phong như được được nhân cách hóa trở nên sinh động và có cảm xúc lạ thường.

Câu 4

Các em tự chọn một đoạn trong bài để học thuộc lòng.

Chúc các em học tốt, xem thêm nhiều bài soạn văn 8 bên dưới. Đừng quên xem nhanh bài tóm tắt văn bản Hai cây phong.

Theo Hocsinhgioi.com

Check Also

chan dung nu sinh truon 49cc1a 310x165 - Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường

Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường

Đề bài: Theo thống kê, trong một tháng, cả nước có năm khu vực xảy …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *