Home / Ngữ văn / Ngữ văn lớp 11 / Phân tích ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo.

Phân tích ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo.

Phân tích ý nghĩa điển hình của nhân vật Chí Phèo.

1.  Mở bài

–   Là nhà văn sáng tác theo trường phái hiện thực, những sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã phản ánh chân thực, sinh động cả diện mạo và bản chất của xã hội đương thời bằng những điển hình sâu sắc.

–   Truyện ngắn Chí Phèo đã khẳng định vị trí của Nam Cao trên văn đàn ởmột mảng đề tài vốn đã có nhiều cây bút tài năng khám phá và thể hiện – đề tài nông thôn và

người nông dân. Góp phần làm nên thành công của Nam Cao chính là nghệ thuật điển hình hoá và xây dựng nhân vật điển hình Chí Phèo.

2.  Thân bài

–   Nêu khái niệm:

+ Điển hình: sự kết hợp giữa cái riêng sắc nét và cái chung mang tính khái quát cao.

+ Nhân vật điển hình: con người vừa mang tính cụ thể, cá thể, không lặp lại vừa mang những phẩm chất, đặc điểm chung để trở thành đại diện cho một tầng lớp trong xã hội.

+ Các phương diện biểu hiện tính điển hình: tính cách, số phận, quan hệ xã hội,…

–   Phân tích nhân vật Chí Phèo – một nhân vật điển hình:

+ Tính cách của Chí Phèo là sản phẩm của hoàn cảnh, do hoàn cảnh:

•   Thuở nhỏ: được cưu mang bởi những người lương thiện song cũng sớm phải tự lập kiếm sống trong thân phận của kẻ đi ở, người làm thuê làm mướn. Thời gian đó, Chí là người lương thiện, hiền lành, thậm chí nhút nhát.

•   Từ năm 20 tuổi: phải đối mặt với xã hội đầy hiểm ác, thù địch với con người (bà ba bá Kiến đầy dục vọng, bá Kiến thâm độc, nhà tù thực dân đen tối,.,.), Chí tha hoá và trở thành thằng du côn, thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Xem thêm:  Cái tôi Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng.

•   Khi gặp thị Nở, được đối xử như một con người, Chí đã thức tỉnh nhân cách, thèm làm người lương thiện, thèm được làm hoà với mọi người.

•   Khi bị thị Nở từ chối, cùng đường tuyệt vọng, Chí trở nên liều lĩnh, quyết tâm trả thù và vứt bỏ sinh mạng của mình.

+ Số phận Chí Phèo điển hình cho những đau khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

•   Bịbóc lột, đày đoạ và xúc phạm: bị tước mất những niềm hạnh phúc và quyền lợi tối thiểu (không cha, không mẹ, không tấc đất cắm dùi, không một mái ấm nương thân); sống vất vả, cơ cực trong thân phận của kẻ ăn người ở cho các nhà giàu; bị lăng nhục (phải thoả mãn nhu cầu của một bà chủ dâm đãng).

•   Bị tha hoá, biến chất: bản tính Chí Phèo vốn lương thiện, nhưng khi bị bá Kiến tước quyền tự do, Chí Phèo phải vào tù. Nhà tù dạy Chí những bài học đầu tiên để trở thành một thằng du côn. Bá Kiến sau đó lại làm tiếp phần việc còn lại của nhà tù thực dân: biến thằng du côn thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Trong quá trình ấy, tình thế đơn độc và tình trạng u tối khiến Chí không thể kháng cự lại kẻ thù và cũng không đủ tỉnh táo để nhận ra sự bi thảm của số phận mình.

•   Bị từ chối quyền làm người lương thiện: cuộc gặp gỡ với thị Nở làm Chí thức tính nhân cách, thèm lương thiện và muốn làm hoà với mọi người nhưng quá khứ bất hảokhiến Chí bị từ chối. Giải pháp mà Chí lựa chọn là đâm chết bá Kiến và tự sát, kết thúc cuộc đời bi thảm của mình.

Xem thêm:  Con đường rơi vào hoàn cảnh bế tắc và tuyệt vọng của nhân vật Chí Phèo

Qua tính cách và số phận của Chí Phèo, ta thấy Chí không những bị bần cùng hoá, bị lưu manh hoá mà còn bị cự tuyệt quyền làm người. Tính cách và số phận ấy vừa là của riêng Chí vừa mang những phẩm chất, đặc điểm chung để trở thành đại diện cho nhiều người thuộc giai cấp nông dân trong xã hội đương thời.

+ Nghệ thuậtđiển hình hoá của Nam Cao:

•   Xây dựng môi trường, hoàn cảnh có tính chất điển hình với những mâu thuẫn căng thẳng, gay gái.

•   Đặt nhân vật trong những quan hệ vừa đối kháng, vừa gắn bó.

•   Huy động tối đa sức mạnh của những chi tiết về cuộc đời, số phận, tâm lí, tính cách, quan hệ,… để làm nổi bật nét riêng, màu sắc cá biệt của hiện tượng cũng như mối liên hệ giữa hiện tượng với các hiện tượng khác.

–   Đánh giá:

+ Thành công về mặt nghệ thuật: Xây dựng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao thể hiện tài năng bậc thầy trong miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật, bút pháp điển hình hoá và khả năng khái quát hiện thực cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật.

+ Ý nghĩa tư tưởng và giá trị nội dung: Xây dựng hình tượng Chí Phèo, Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu sắc. Qua hình tượng này, nhà văn không chỉ phản ánh được nỗi thống khổ và số phận bi kịch của con người mà còn góp phần lí giải nguyên nhân của nỗi thống khổ ấy. Đồng thời, qua nhân vật, Nam Cao đã cất lên tiếng kêu cứu khẩn thiết: hãy cứu lấy nhân phẩm của con người để con người được sống lương thiện và hạnh phúc.

3.  Kết bài

–   Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng được một điển hình sinh động về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với cá tính riêng sắc nét và số phận tiêu biểu cho nỗi thống khổ của con người. Chân dung Chí Phèo sinh động và chân thực đến độ nó không chỉ là hình tượng trong tác phẩm mà còn bước vào cuộc sống để sống tiếp đời sống phong phú của nó.

Xem thêm:  Suy nghĩ bàn luận về tri thức giả

–   Ở mảng đề tài nông thôn, nông dân, Nam Cao tuy là người đến sau nhưng đã nhanh chóng khẳng định được tên tuổi của mình. Tầm vóc, tài năng cùng với sự sâu sắc về tư tưởng đã giúp Nam Cao viết nên một truyện ngắn được xếp vào hàng xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

Check Also

dd926f3ede44a75eb0c4e08157ef0d17 310x165 - Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 2

Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 2

Đề thi chọn đội tuyển Học sinh giỏi môn văn lớp 11, đề 2 Hướng …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *